thitruonghomnay.net – Trong đầu tư có một hiệu ứng dẫn dắt tâm lý cần được ngăn chặn, chính là hiệu ứng FOMO. Hiệu ứng này khiến nhà giao dịch hành động theo người khác một cách mù quáng, không kiểm soát.
Vậy FOMO là gì? Làm thế nào để ngăn chặn hiệu ứng FOMO? Và cách khiến FOMO biến thành JOMO – một tâm lý giúp các nhà giao dịch thành công là gì? Bài viết hôm nay sẽ giúp nhà giao dịch hiểu hơn về những hiệu ứng này và cách để áp dụng nó vào giao dịch.
Hiệu ứng FOMO là gì?
FOMO (Fear of Missing Out) là khái niệm chỉ con người có xu hướng tin rằng bản thân mình bị “bỏ lại” khi nhìn thấy sự thành công, vui vẻ của người khác. Có thể hiểu, FOMO ám chỉ việc con người đang hành động mù quáng theo những gì người khác làm và cho rằng mình đang làm đúng.
Vào năm 2013, FOMO đã được thêm vào từ điển Oxford, với ý nghĩa đề cập đến cảm giác bất an, lo lắng của con người khi không thể tham gia một sự kiện xã hội, vì họ không được mời hay không đủ tư cách tham dự. FOMO đánh vào điểm yếu về sự tự ti về bản thân của con người. Hiện tượng này xuất hiện ở khắp mọi lứa tuổi và ít nhất trong đời mỗi người đều sẽ trải qua hiệu ứng này 1 lần.
Những yếu tố gây ra hiệu ứng FOMO
Hiệu ứng FOMO được tạo ra bởi những yếu tố sau đây:
- Những tin đồn thất thiệt
Hầu hết trên thị trường ngày nay, như các thị trường giao dịch, tài chính truyền thông,.. Đều có những tin đồn từ hiệu ứng FOMO. Ví dụ nếu có xảy ra vấn đề về phá sản hay cấm thì chắc chắn rằng mọi người sẽ vội vàng bán, chuyển đi.
- Liên tiếp chiến thắng hay thất bại gần đây
Khi nhà đầu tư chiến thắng bất kì một cuộc giao dịch nào đó, và những cơ hội trước mắt đều bị bỏ lỡ, thì với việc thất bại cũng tương tự như vậy, nhà đầu tư chỉ muốn gỡ lại những đã mất ở bất kì nơi nào có cơ hội.
- Ảnh hưởng từ mạng xã hội
Mạng xã hội chính là một con dao hai lưỡi. Đây là nơi cung cấp thông tin, nhưng cũng là nơi gây nhiễu loạn thông tin. Với sức mạnh của đám đông, con người dễ dàng bị cuốn theo nó lúc nào không hay.
Hiệu ứng FOMO thường gặp trong đời sống hằng ngày
Trong đời sống hằng ngày, có thể hiểu FOMO qua những từ ngữ dân dã như “đua đòi”, “a dua” và tâm lý không bao giờ muốn thua người khác. Do đó, mà mỗi quyết định đưa ra đều không xuất phát từ chính mong muốn hay nhu cầu của bản thân.
Hiệu ứng FOMO trong lĩnh vực tài chính, Forex, Cryto
Cũng giống như trong đời sống hàng ngày, FOMO luôn là nỗi ám ảnh của các nhà giao dịch.
Ví dụ, đối với một nhà giao dịch mới tham gia vào thị trường, họ sẽ rất tích cực trong việc tìm kiếm các hội nhóm để nghe ngóng các thông và cơ hôi giao dịch cho mình. Đến khi, nhà giao dịch này nghe thấy đám đông đang bàn tán về đồng coin A đang tăng giá liên tục và những người này đang đổ tiền vào mua đồng coin đó, thì nhà giao dịch cũng lập tức vào mua ngay, vì nghĩ mình sẽ được hời.
Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian đồng coin này giảm liên tục và nhà giao dịch không hề nắm bắt được thị trường, nên đã thua lỗ.
Do đó, cảm xúc lo sợ không muốn thua kém, không muốn mất cơ hội đầu tư đã dẫn đến tình trạng thua lỗ. Đây chính là hiệu ứng FOMO trong thị trường tiền ảo, Forex.
Nhìn chung hiệu ứng sẽ khiến nhà giao dịch hành động một cách mù quáng khi vô lệnh mà không biết đặt Stop loss, Take profit đúng điểm hoặc thường bị kẹt lệnh trong thời gian dài. Từ đây, nhà giao dịch rất dễ rơi vào trạng thái thua lỗ triền miên nếu họ không có phương pháp giao dịch đúng đắn.
Một ví dụ về FOMO trong crypto, đó chính là đồng Dogecoin. Theo thống kê của chuyên gia có đến 67% lượng Dogecoin do cá mập nắm giữ. Cá mập thổi giá và đồn thổi thông tin tốt về triển vọng của Dogecoin, thậm chí được cả Elon Musk nhắc tới đồng coin này. Khiến nhiều người cuống cuồng tranh nhau mua cho bằng được.
Đến thời điểm hiện nay Dogecoin mất hơn 22 tỷ đô vốn hóa làm hàng loạt nhà đầu tư trắng tay. Đây chính là hiệu ứng FOMO mà chúng ta cần phải tránh.
Tác hại của hiệu ứng FOMO
- Mua đỉnh bán đáy
Sẽ có một vòng lặp được tạo ra bởi hiệu ứng FOMO. Khi giá tăng, sẽ tạo niềm phấn khích và khi giá giảm, sẽ khiến nhà đầu tư bị thất vọng. Và lúc này hành động mua ở đỉnh của một chu kỳ, hành động bán sẽ rơi vào đáy chu kỳ.
- Không có niềm tin vào thị trường
Nhà đầu tư đã bỏ qua nhiều cơ hội và thất bại nên mất hết niềm tin vào thị trường, đồng thời cho rằng nó lừa đảo, mà không hề biết những quyết định sai lầm của mình là do hiệu ứng FOMO.
- Cách giải quyết hiệu ứng FOMO trong giao dịch
Giải quyết hội chứng FOMO không phải là một việc làm nhanh chóng. Do đó, cần phải có sự kiên trì. Đây là một quy trình điều chỉnh các suy nghĩ của bản thân. Và nó cũng không phải là điều mà mọi người có thể thay đổi ngay lập tức. Cảm giác bỏ lỡ một cơ hội lớn có thể có sức lan tỏa lớn.
Hãy nhớ rằng điều đó có thể xảy ra với tất cả mọi người; ngay cả những nhà giao dịch giàu kinh nghiệm nhất cũng trải qua những nỗi sợ hãi và tham lam.
Cách vượt qua tâm lý FOMO
Dưới đây là 5 cách giải quyết tình trạng FOMO phổ biến:
- Chấp nhận tâm lý FOMO: Bước đầu tiên để vượt qua FOMO là chấp nhận nó. Điều này có thể giúp nhà đầu tư nhẹ nhõm hơn rất nhiều. Hãy nhớ rằng FOMO ảnh hưởng đến các nhà giao dịch ở bất kỳ thời gian nào. Do đó sẽ hữu ích hơn, nếu nhà giao dịch chia sẻ kinh nghiệm với những người khác
- Điều chỉnh tâm lý giao dịch: FOMO về bản chất có liên quan đến tâm lý học; quản lý cảm xúc khi giao dịch có thể chiếm ưu thế và khiến các nhà giao dịch nghi ngờ quyết định của họ. Học cách để cải thiện tâm lý giao dịch bắt đầu với việc phân tích điểm mạnh và điểm yếu.
- Kiểm soát hoạt động trên mạng xã hội của bản thân: Hãy cố gắng sử dụng mạng xã hội một cách hữu ích, bởi nó có thể đem đến nguồn thông tin đa dạng cho các nhà giao dịch, nhưng nó cũng có thể gây bất lợi – khi có vẻ như những người khác đang có lợi nhuận trong giao dịch, sẽ dẫn đến tình trạng vỡ mộng và mất tinh thần.
- Ghi nhật ký giao dịch: Nhật ký giao dịch sẽ giúp nhà đầu tư ghi lại hoạt động của mình và đưa ra phản ánh về nó. Thông qua nhật ký giao dịch, nhà đầu tư sẽ có những cách khắc phục hợp lý với bản thân mình.
- Quản lý rủi ro: Quản lý rủi ro tốt sẽ là phương án dự phòng để đảm bảo thua lỗ không vượt ngoài tầm kiểm soát. Quản lý rủi ro tốt là tiền đề cho một giao dịch tốt.
Hiệu ứng JOMO là gì?
JOMO viết tắt của cụm từ “Joy of Missing Out”, tức là hiện tượng mà con người không dễ dàng bị cuốn theo người khác, hay nói cách khác, JOMO hoàn toàn ngược lại với FOMO.
Thay vì đến bữa tiệc vui vẻ, thì những người JOMO họ chọn cách cuộn tròn ở nhà và xem loạt phim yêu thích, và qua tất cả họ đều không cảm thấy bất kỳ sự hối tiếc nào. Họ chỉ đơn giản là tận hưởng khoảnh khắc và bác bỏ ý kiến cho rằng cuộc sống chỉ viên mãn khi luôn có điều gì đó mới mẻ để trải nghiệm khi họ muốn, không chạy theo người khác.
Đặc điểm của nhà giao dịch JOMO: ký luật, điềm tĩnh, kiên nhẫn, khách quan, tự tin, độc lập. Điều này hoàn toàn trái ngược với một nhà giao dịch FOMO, người phải chịu gánh nặng và nỗi sợ bị bỏ lỡ cơ hội một cách thường xuyên.
Cách mà các nhà giao dịch theo hai hiệu ứng này thường nghĩ hoặc nói như sau:
- Trường hợp 1:
FOMO Trader: “Tôi thực sự chỉ muốn giao dịch ngay lập tức theo lời khuyên của mọi người”
JOMO Trader: “Tôi không đánh bạc với tiền của mình. Tôi giao dịch dựa trên nghiên cứu chi tiết, không phải phỏng đoán ”.
- Trường hợp 2:
FOMO Trader: “Tôi lo ngại rằng mình sẽ bỏ lỡ một cơ hội. Tôi xem các bảng xếp hạng trong hầu hết thời gian trong ngày. ”
JOMO Trader: “Tôi đã tự động hóa một số quy trình. Tôi sẽ không bỏ lỡ cơ hội. Nếu tôi không giao dịch, đó là thông qua sự lựa chọn ”.
- Trường hợp 3:
FOMO Trader: “Tôi cứ đặt giao dịch thôi, tôi sẽ suy nghĩ và nghiên cứu sau.”
JOMO Trader: “Tôi đã thực hiện tất cả các nghiên cứu và phân tích của mình – tôi biết các giao dịch tôi muốn đặt.”
Sự thật cho thấy, các nhà giao dịch JOMO đã không chạy theo tâm lý đám đông hay ý kiên của những người khác mà luôn giữ vững tâm lý giao dịch và bám theo sát nguyên tắc giao dịch của bản thân họ. Điều này giúp họ có tỷ lệ thắng cao hơn trong mọi giao dịch.
7 bước để biến JOMO thành FOMO
Dưới đây là bảy bước để biến FOMO thành JOMO:
- Xây dựng tạo kế hoạch giao dịch forex: Đây là một khuôn khổ hướng dẫn dắt các nhà giao dịch và giữ cho họ tập trung. Một kế hoạch tốt sẽ đảm bảo một nhà giao dịch biết khi nào nên tham gia giao dịch và khi nào thì không.
- Viết nhật ký giao dịch: Đây là nhật ký của các giao dịch trước đó, cho phép phân tích và rút kinh nghiệm. Nó nên được sử dụng cùng với kế hoạch giao dịch để hình thành chiến lược và phát triển nhận thức tốt hơn. Viết nhật ký khiến các nhà giao dịch có trách nhiệm với bản thân hơn thay vì chạy theo tâm lý đám đông vì sợ bị bỏ lỡ.
- Sử dụng các nguồn thông tin đáng tin cậy: Khi các nhà giao dịch cập nhật các tin tức tiêu điểm thị trường và phân tích kỹ thuật mới nhất, họ sẽ ít phải phụ thuộc vào ý kiến từ các nhà giao dịch khác. Điều này giúp phá vỡ chu kỳ FOMO, giảm bớt hiện tượng tâm lý đám đông thông qua sự sợ hãi và lo lắng. Nhà giao dịch sẽ học được những gì để giao dịch và những gì nên bỏ qua.
- Thiết lập quy trình: Các nhà giao dịch đạt hiệu quả cao nhất khi họ đã thiết lập các quy trình và cách thức thực hiện phân tích của riêng mình. Những nhà giao dịch hiệu quả nhất thường không phải là người dành cả ngày trước màn hình máy tính. Họ là những người có chiến lược riêng với thị trường ưa thích. Điều này cho phép họ tập trung phân tích và tìm ra giao dịch lý tưởng của mình.
- Lắng nghe người khác một cách có chọn lọc: JOMO không phải là để cắt đứt quan hệ với phần còn lại của thế giới giao dịch. JOMO nên là việc tiếp nhận và sàng lọc thông tin đó để đưa ra quyết định đúng đắn.
- Cải thiện tâm lý giao dịch: Thuật ngữ tâm lý giao dịch đề cập đến vô số cảm xúc có của các nhà giao dịch mà có ảnh hưởng đến việc ra quyết định. Cải thiện tâm lý giao dịch có thể giúp biến điểm yếu thành điểm mạnh và biến FOMO thành JOMO
- Giao dịch một cách lành mạnh: Ngay cả những chuyên gia kiếm sống từ giao dịch đôi khi cũng cần thư giãn và nghỉ ngơi một thời gian. Giao dịch ở bất kỳ cấp độ nào không bao giờ được ảnh hưởng đến hạnh phúc cá nhân. Nó phải là một hoạt động bổ ích với các cơ hội để cải thiện và phát triển. Khi các nhà giao dịch phát triển sự tự tin, họ học cách tin tưởng vào kỹ năng của chính mình và đặt các giao dịch phù hợp với họ.
Kết luận
Hiệu ứng FOMO là một tình trạng tâm lý cần được khắc phục và loại bỏ. Nó gây ra hàng loạt tâm lý tiêu cực ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư, dẫn đến những chiến lược làm tài khoản nhanh chóng “bay màu”. Do đó, các nhà đầu tư hãy luôn nhớ một điều rằng, thay vì chấp nhận FOMO và để nó xảy ra thì hãy biến nó thành JOMO.
Mọi thứ đều cần thời gian và sự kiên nhẫn, nhưng nếu bạn làm được thì khả năng phán đoán và tư duy logic của bạn sẽ được khai sáng, nhờ đó bạn sẽ có những kế hoạch giao dịch tuyệt vời. Chúc bạn thành công.