Dù cho phong cách hay chiến lược của mỗi nhà giao dịch là gì, thì điều quan trọng luôn là xác định được xu hướng của thị trường. Tất nhiên, sẽ có nhiều cách khác nhau giúp nhà giao dịch làm được điều này, nhưng nổi trội trong đó phải nhắc đến chỉ báo xu hướng. Chỉ báo xu hướng là một phương thức được nhiều nhà giao dịch áp dụng vào chiến lược của mình.

Thay vì giao dịch bừa bãi mà bỏ qua những tín hiệu dự báo của thị trường, thì những nhà giao dịch chuyên nghiệp luôn xác định rõ xu hướng tiếp theo, bởi đó là cách giúp họ nắm bắt được khả năng thành công của toàn bộ giao dịch. Bài viết hôm nay thitruonghomnay.net sẽ gửi đến bạn những chỉ báo xu hướng hiệu quả, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Chỉ báo xu hướng là gì?

Chỉ báo xu hướng là gì?

Chỉ báo xác định xu hướng (Trend indicators) là các chỉ báo kỹ thuật, được các nhà giao dịch sử dụng để xác định chiều biến động giá cả của các loại tài sản trên thị trường tài chính như chứng khoán, forex, tiền điện tử… hay nói đơn giản chính là xác định xu hướng thị trường.

Chức năng chính của Trend indicators là nhận biết được xu hướng hiện tại của thị trường như thị trường đang tăng, giảm hay đi ngang; xác định động lực của xu hướng đó như lực của xu hướng mạnh hay yếu, tiếp diễn hay đảo chiều và dự báo khả năng đảo chiều của xu hướng.

Những chỉ báo xu hướng hiệu quả

Moving Average – MA

Đường trung bình động – MA là một chỉ báo không còn xa lạ với các nhà giao dịch. Cách tính toán của đường trung bình trượt rất đơn giản, dễ sử dụng nhưng lại vô cùng hiệu quả trong việc xác định xu hướng.

Moving Average – MA

Tác dụng chính của đường trung bình động MA là làm mượt đường giá, giá di chuyển mềm mại hơn, từ đó dễ dàng nhận biết xu hướng hơn.

Có 2 cách để xác định xu hướng thị trường từ chỉ báo MA:

  • Dựa vào vị trí giữa các đường MA: đường MA chậm nằm trên đường MA nhanh thì thị trường đang trong xu hướng giảm và ngược lại.
  • Dựa vào vị trí đường MA và đường giá: nếu giá liên tục nằm dưới đường MA thì thị trường đang trong xu hướng giảm. Và ngược lại, nếu giá liên tục nằm trên đường MA, thì thị trường đang trong xu hướng tăng.

Ngoài chức năng xác định xu hướng thị trường, chỉ báo MA còn được sử dụng như các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự khi thị trường có xu hướng. Nếu ở trong một xu hướng tăng, MA đóng vai trò là một ngưỡng hỗ trợ; trong xu hướng giảm, MA là một ngưỡng kháng cự. Nhà đầu tư có thể dựa vào đó để giao dịch cùng xu hướng khi giá phản ứng lại các mức cản này hoặc giao dịch đảo chiều khi giá phá vỡ các mức cản.

Có 3 loại đường trung bình động MA: SMA (trung bình động đơn giản), EMA (trung bình động hàm mũ) và WMA (trung bình động có trọng số). Cả 3 loại MA này đều được dùng để xác định xu hướng và đều có những chức năng của một đường trung bình động MA.

Các chu kỳ thường sử dụng của đường MA là chu kỳ 20, 50, 100 và 200.

Chỉ báo MACD

Chỉ báo MACD là sự chênh lệch giữa hai đường trung bình động, nó bao gồm đường MACD, đường tín hiệu và Histogram. Các nhà giao dịch có thể chọn việc sử dụng MACD đơn lẻ hoặc kết hợp chúng với chính các đường trung bình động đã được đề cập ở phía trên, đây là một chỉ báo xu hướng tốt.

Chỉ báo MACD

Các tín hiệu xác định xu hướng thị trường hiệu quả nhất của MACD Histogram bao gồm:

  • Vị trí giữa đường MACD và đường tín hiệu: đường MACD nằm trên đường tín hiệu, thì thị trường đang trong xu hướng tăng, ngược lại, đường MACD nằm dưới đường tín hiệu thì thị trường đang trong xu hướng giảm.
  • Độ dốc của Histogram: Nếu Histogram dốc lên, thị trường đang trong xu hướng tăng. Còn nếu Histogram dốc xuống, thị trường đang trong xu hướng giảm. Trong dài hạn, tín hiệu này thường phát huy tính hiệu quả cao.

Các nhà giao dịch có thể tận dụng sự giao cắt của hai đường MACD và đường tín hiệu, với chỉ báo MACD. Nhìn vào biểu đồ ví dụ phía trên, nhà đầu tư có thể nhận thấy khi hai đường này giao nhau, giá có xu hướng đảo chiều.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên lưu ý về MACD, nó được tạo thành từ các đường trung bình động của các đường trung bình động khác. Điều này cho thấy, nó có độ trễ nhất định so với giá. Do đó, nếu nhà giao dịch muốn bắt kịp xu hướng thì đây không phải là chỉ báo tốt nhất.

Chỉ số sức mạnh tương đối RSI

Các nhà giao dịch cần xác định được độ mạnh yếu của xu hướng rồi mới quyết định có tham gia giao dịch hay không.

Nhà đầu tư hoàn toàn có thể chờ đợi một đợt pullback trong xu hướng chính tổng thể lớn hơn; với hy vọng nó sẽ mang lại cơ hội rủi ro thấp hơn. Đối với điều này, nhà giao dịch sẽ dựa vào chỉ báo quá mua/quá bán. Và chỉ báo nổi tiếng có thể làm được điều này chính là chỉ số RSI.

Giá trị có thể nằm trong khoảng từ 0 đến 100. Nếu tất cả các hành động giá đều tăng, chỉ báo sẽ tiến dần tới mức 100; nếu tất cả các hành động giá đều giảm, thì chỉ báo sẽ tiếp cận 0. Chỉ số ở mức 50 được coi là trung lập.

Khi đường chỉ báo di chuyển trong khoảng từ 70 đến 100; thị trường được coi là ở trạng thái quá mua. Nếu có sự di chuyển trong phạm vi từ 0 đến 30, đây là trạng thái quá bán. RSI có thể báo hiệu về sự đảo chiều xu hướng, sức mạnh; và giá của nó đang tiếp cận đường Zero.

Bollinger Bands

Bollinger Bands

Không kém MA hay MACD Histogram, chỉ báo Bollinger Bands cũng là một chỉ báo xu hướng rất phổ biến. Nhờ tính chất trung bình của Middle Band mà Bollinger Bands cũng được sử dụng để xác định xu hướng thị trường, mặc dù chức năng chính của nó lại là cung cấp các tín hiệu đảo chiều tuyệt vời.

Dải giữa Middle Band chính là đường trung bình trượt đơn giản chu kỳ 20 của giá đóng cửa – SMA(20) nên Bollinger Bands hoàn toàn có thể thực hiện được chức năng của một chỉ báo xu hướng.

Vị trí giữa giá và Middle Band chính là tín hiệu giúp nhà giao dịch xác định được xu hướng thị trường.

  • Nếu giá liên tục nằm trên Middle Band, lúc này thị trường đang trong xu hướng tăng
  • Nếu giá liên tục nằm dưới Middle Band, thì thị trường đang trong xu hướng giảm

Với tính chất của một đường trung bình trượt MA, dải giữa Middle Band còn đóng vai trò là các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự mạnh khi thị trường đang trong một xu hướng tăng/giảm rõ ràng. Cách giao dịch với các ngưỡng giá quan trọng này chính là giao dịch thuận xu hướng khi giá chạm vào các mức cản và quay đầu, hoặc giao dịch đảo chiều khi giá phá vỡ ngưỡng.

Tuy nhiên, tất cả các tín hiệu nói trên chưa phải là điều đặc biệt nhất mà Bollinger Bands có thể làm được. Một trong những chiến lược giao dịch hiệu quả nhất đối với chỉ báo đa năng này chính là giao dịch với tín hiệu phá vỡ Bollinger Bands Squeeze hay nút thắt cổ chai. Khi giá phá vỡ vùng squeeze này, nó sẽ bức phá mạnh mẽ theo một hướng nhất định, và các trader chuyên nghiệp luôn chờ đợi những cơ hội như thế để mang về lợi nhuận lớn.

Tham khảo thêm: Cách dùng đường Trung bình động Moving Average

Chỉ báo xu hướng nào tốt nhất?

Thực tế, không có chỉ báo nào là tốt nhất. Mà chỉ có chỉ báo phù hợp nhất với chiến lược giao dịch của mỗi nhà đầu tư.

Ví dụ, nhiều nhà giao dịch thấy đường trung bình động – MA là chỉ báo phân tích kỹ thuật tốt nhất để xác định xu hướng. Bởi chỉ báo này có sức mạnh và sự đơn giản của chúng trong việc xác định hướng giá trong giao dịch theo xu hướng. Vậy nhưng lại có những nhà giao dịch lại thích sự chắc chắn từ việc xác nhận xu hướng nên với họ chỉ báo MACD là tốt nhất.

Kết luận

Nhìn chung, với mỗi phong cách giao dịch khác nhau, mà nhà đầu tư sẽ lựa chọn cho mình chỉ báo xu hướng thích hợp, bên cạnh việc quan sát hành động giá. Chỉ báo xu hướng sẽ giúp trader cải thiện được kết quả giao dịch của mình, làm tăng hiệu quả chiến lược.

Không chỉ vậy, khi kết hợp chỉ báo xu hướng với nhau hay kết hợp thêm các phân tích về cấu trúc thị trường, sóng elliot…, thì lợi nhuận giao dịch của mỗi trader sẽ được tối đa hóa một cách chính xác, đồng thời giảm thiểu rủi ro.