thitruonghomnay.net – Một trong những phương thức được nhiều nhà giao dịch áp dụng chính là vùng cung cầu. Vùng cung cầu trên biểu đồ là khu vực mà bên bán vượt trội hơn hẳn so với bên mua, giá sẽ giảm cho đến khi sự cân bằng giữa hai bên được phục hồi. Và ngược lại, vùng cầu là khu vực mà bên mua vượt trội hơn so với bên bán.
Tuy rằng lý thuyết đơn giản là vậy nhưng không phải nhà giao dịch nào cũng sử dụng vùng cung cầu một cách hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về vùng cung cầu và cách áp dụng vùng cung cầu hiệu quả trong giao dịch.
Quy luật vùng cung cầu trong thị trường Forex
Khi bắt đầu tìm hiểu về giao dịch theo cung cầu, các nhà giao dịch thường sẽ gặp phải những câu hỏi như quy luật cung cầu là gì, vùng supply demand là gì,… Chúng ta sẽ trả lời những câu hỏi này bằng cách bắt đầu với lý thuyết cung cầu Forex, hay nói cách khác chính là quy luật cung cầu trong thị trường Forex.
Trong lý thuyết về phương pháp Wyckoff, có lẽ bạn đã được biết thị trường thường tuần hoàn qua 4 giai đoạn chính là tích lũy – tăng trưởng – phân phối – suy thoái.
Trong kiến thức về vùng cung cầu, các nhà giao dịch nên quan tâm đến các giai đoạn tích lũy và phân phối, kết hợp với bản chất thị trường thông qua quy luật cung cầu như sau:
• Quy luật cung: giá càng cao thì cung càng cao (người bán muốn bán giá cao), trong khi giá giảm xuống thì cung cũng sẽ giảm (người bán không muốn bán giá thấp hơn)
• Quy luật cầu: giá của một mặt hàng càng cao thì lượng cầu càng ít (người mua không muốn mua thêm), ngược lại khi giá càng thấp thì cầu càng cao (người mua muốn mua với giá thấp)
Vùng cung cầu là gì?
Vùng cung cầu là những vùng giá, mà tại đó đang xảy ra tranh chấp giữa bên mua và bên bán, khiến cho giá cả có thể tăng mạnh hoặc giảm mạnh.
- Vùng cung: hay còn gọi là Supply Zone, là khu vực mà lượng người bán đang lớn hơn lượng người mua rất nhiều, sẽ khiến cho giá giảm sâu.
- Vùng cầu: hay còn gọi là Demand Zone, là khu vực mà lượng người mua đang áp đảo so với lượng người bán, khiến cho giá sẽ tăng mạnh.
Các dạng của vùng cung cầu
Các dạng vùng cầu
- Giảm – Base (Giằng co) – Tăng
Đây là vùng cầu diễn ra trong một xu hướng giảm, xuất hiện vùng base giằng co (màu xanh), tiếp theo giá bật lại theo xu hướng tăng.
Khi giá giảm đến một mức nào đó, nhà giao dịch sẽ cho rằng đây là mức “đáy”, giá không thể giảm hơn. Chính vì vậy đa phần nhà giao dịch quyết định mua vào tại vùng giá này. Cầu nhiều hơn cung làm giá tăng lên.
- Tăng – Giằng co (Base) – Tăng
Đây là vùng cầu diễn ra khi trong 1 xu hướng tăng xuất hiện sự giằng co tạo vùng base, sau đó tiếp tục tăng lên. Khi đó vùng base trở thành vùng cầu.
Khi giá tăng đến một mức nào đó, nhà giao dịch sẽ phân vân không biết rằng giá có thể tiếp tục tăng hay không. Do đó hình thành ở giai đoạn này một vùng giằng co. Tiếp theo, nhà giao dịch cho rằng giá sẽ tiếp tục tăng. Cầu nhiều hơn cung làm giá tăng lên. Vùng giằng co trở thành vùng cầu.
Các dạng vùng cung
- Tăng – Giằng co (Base) – Giảm
Khi giá tăng đến một mức nào đó, vùng giằng co xảy ra. Đây là lúc nhà giao dịch phân vân không biết giá có thể tăng cao hơn mức này hay không. Tiếp theo, các nhà giao dịch cho rằng giá không thể tăng lên, vì vậy họ bán ra làm cung nhiều hơn cầu, dẫn đến giá giảm xuống. Vùng giằng co đã trở thành vùng cung.
- Giảm – Giằng co (Base) – Giảm
Khi giá giảm đến một vùng nào đó, nhà giao dịch sẽ xảy ra sự phân vân, không biết giá có thể tiếp tục giảm hay không. Chính vì vậy, lúc này xuất hiện vùng giằng co. Tuy nhiên, số nhà giao dịch cho rằng giá có thể tiếp tục giảm lại nhiều hơn, do đó họ vẫn bán ra. Cung nhiều hơn cầu làm cho giá tiếp tục giảm. Vùng giằng co trở thành vùng cung.
Cách xác định vùng cung cầu hoàn chỉnh
Đầu tiên bạn hãy chú ý đến các điểm “gãy đổ” trên đường giá. Hãy tìm kiếm điểm bắt đầu của vùng cung cầu tại đó.
Vùng cung cầu được xác định bằng 2 nến khác màu nhau trong đó nến đầu tiên có thân nến ngắn hơn thân nến sau đó. Độ rộng của vùng cung cầu là khoảng cách giữa giá mở cửa của cây nến đầu tiên đến râu nến trên (đối với vùng cung) hoặc đến râu nến dưới (đối với vùng cầu) của nến trước hoặc sau (tùy thuộc vào râu nến nào dài hơn). Các bạn có thể hình dung đến bộ 2 nến engulfing.
Cách nhận biết vùng cung
Nến đầu là nến xanh (tăng), nến 2 là nến đỏ (giảm).
Kéo từ giá mở cửa của nến đầu tiên đến râu nến cao hơn của cụm 2 nến chính là độ rộng vùng cung.
Cách nhận biết vùng cầu
Nến đầu là nến đỏ (giảm), nến 2 là nến xanh (tăng).
Kéo từ giá mở cửa của nến đầu tiên đến râu nến cao hơn của cụm 2 nến chính là độ rộng vùng cầu.
Cách giao dịch với vùng cung cầu
Sự mất cân bằng giữa bên mua và bên bán làm thay đổi mức giá, giá sẽ tăng hoặc giảm. Lúc này, bạn cần phải làm là xác định đâu là vùng thể hiện sự mất cân bằng lớn và chúng ta đặt lệnh chờ ở đó để mua/bán. Đây chính là phương pháp giao dịch Cung Cầu.
Đầu tiên, bạn phải hiểu rõ sự đàn hồi liên tục giữa sự kháng cự và hỗ trợ giá là bản chất của vùng cung cầu. Nghĩa là, trên thị trường thực tế, không có bất cứ vùng cầu hoặc bất cứ vùng cung nào bị mất cân bằng mãi mãi và nó sẽ tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng theo lý thuyết kinh tế tự do. Mấu chốt là ta phải xác định được sự mất cân bằng nào trong hàng loạt đợt đàn hồi này là giá trị nhất.
Chúng ta có thể hiểu sự đàn hồi này như một quả bóng rổ rơi xuống đất vậy. Chạm đất lần đầu tiên, bóng nảy lên rất cao. Chạm đất lần hai, bóng vẫn nảy lên nhưng đương nhiên độ cao không thể so với lần đầu. Và cứ lặp đi lặp lại như vậy cho đến khi bóng đã hoàn toàn nằm yên và không còn nảy nữa. Tương tự, giá trong vùng cung cầu cũng hoạt động như vậy. Cứ mỗi lần giá chạm vào hỗ trợ thì nó sẽ lấy đi một phần cầu tại thời điểm đó (như vậy “bóng” mới có thể nảy lên tiếp). Liên tục cho đến khi lực cầu suy yếu và cuối cùng là giá breakout qua hỗ trợ.
Vận dụng những kiến thức vừa phân tích, chúng ta có thể kết luận rằng: Hãy tìm những vùng cung cầu chưa bị phản ứng nhiều bởi giá, tốt nhất là chưa bị đường giá chạm vào, hoặc nói cách khác, càng mới thì càng tốt.
Cách vẽ vùng cung cầu trên biểu đồ
Vùng cung cầu thường là một vùng giá khá rộng, khác với các vùng hỗ trợ và vùng kháng cự có thể vẽ đơn giản bằng một đường hay một vùng nhỏ đi qua đáy và đỉnh. Do đó, để vẽ được vùng cung cầu một cách chính xác nhất trên biểu đồ cũng là một việc mà cá nhà giao dịch cần luyện tập khá nhiều.
Cách vẽ vùng cung cầu trong trường hợp được hình thành từ vùng cơ sở hay hình thành sau một cây nến duy nhất đều giống nhau.
Tuy nhiên, các nhà giao dịch hãy lưu ý rằng các khu vực được hình thành từ một vùng cơ sở sẽ có khả năng thành công cao hơn so với loại còn lại, ngoài ra chúng cũng dễ nhận biết hơn rất nhiều.Sau khi đã nhận biết được một vùng cung cầu xuất hiện trên biểu đồ, chúng ta sẽ bắt đầu vẽ chúng một cách chính xác bằng công cụ vẽ hình chữ nhật trên MT4 hoặc Trading View hay bất cứ nền tảng nào anh em dùng để phân tích.
Cách vẽ vùng cung
Chúng ta sẽ vẽ vùng cung với chiều cao bắt đầu từ giá mở cửa của cây nến tăng cuối cùng trước khi giá xảy ra sự bứt phá giảm mạnh. Nếu trước khi giá bứt phá là các cây nến giảm trong vùng sideway, trader cần tìm cây nến tăng cuối cùng trước nó chứ không dùng những cây nến giảm này.
Nơi kết thúc chiều cao của hình chữ nhật sẽ là ở mức giá cao nhất và gần đây nhất (tính cả râu nến), thường thì chúng cũng nằm ngay trong cụm nến cơ sở.
Cách vẽ vùng cầu
Ngược lại với vùng cung, sau khi nhìn thấy sự xuất hiện của một vùng cầu trên biểu đồ, nhà giao dịch có thể vẽ cung cầu với các quy tắc sau đây:
Nơi bắt đầu của vùng cầu sẽ là giá mở cửa của cây nến giảm gần nhất trước khi giá bứt phá tăng. Vùng cầu sẽ được kéo từ nơi bắt đầu cho đến mức giá thấp nhất trong vùng cơ sở (tính cả râu nến)
Các nhà giao dịch có thể kéo dài hình chữ nhật tùy ý để sử dụng trong tương lai. Sau khi kết thúc, trader sẽ có một hình chữ nhật hiển thị vùng cung cầu trên biểu đồ, nơi mà giá nhiều khả năng sẽ đảo chiều khi chạm tới trong tương lai.
Về lý do tại sao trader cần bắt đầu từ một cây nến tăng trước khi giá giảm hay một cây nến giảm trước khi giá tăng, nhà giao dịch có thể dựa vào hành vi giao dịch của các ngân hàng hay các tổ chức lớn để giải thích.
Các ngân hàng không đặt lệnh giao dịch của họ theo hướng hiện tại của thị trường.
Nói cách khác, nếu một cây nến tăng vừa hình thành thì họ sẽ không đặt lệnh mua và cũng không đặt lệnh bán sau một cây nến giảm. Vì vậy nhà giao dịch cần xác định theo hướng ngược lại để xác định chính xác vùng cung cầu.
Áp dụng vùng cung cầu trong các giao dịch
Kháng cự/hỗ trợ và vùng cung cầu
Vùng cung cầu khác với vùng hỗ trợ và kháng cự thông thường như thế nào?
Câu trả lời chính là: Vùng cung cầu thường là nguồn gốc của các động thái di chuyển mạnh của giá (tăng hoặc giảm), trong khi ngưỡng hỗ trợ và kháng cự là khu vực hợp lưu trên biểu đồ.
Các vùng cung cầu chồng lên nhau
Bạn sẽ thường tìm thấy nhiều vùng cung hoặc vùng cầu nằm chồng lên nhau trên biểu đồ. Đặc biệt là trong các xu hướng động lượng cao, các vùng giá đi ngang cũng thường tạo ra nhiều vùng cung hoặc vùng cầu.
Có hai điều mà một nhà giao dịch nên biết khi phân tích các vùng cung cầu chồng lên nhau:
- Giá thường bị hấp dẫn đến khu vực xa hơn. Trong trường hợp vùng cầu giá đã vượt qua vùng đầu tiên và sau đó quay lại ở vùng cầu thấp hơn. Đây là một hành vi phổ biến và nó có ý nghĩa vì các nhà giao dịch thích mua với giá thấp hơn hoặc bán với giá cao hơn.
- Bạn nên tránh giao dịch khi giá nằm bên ngoài vùng cung và cầu mà không có sự xác nhạn. Điều này có nghĩa là, trong bối cảnh của vùng cầu, đừng chỉ mở vị thế mua khi giá di chuyển đến vùng cầu. Bạn cần đợi cho đến khi thấy rằng giá thực sự đã tìm thấy lực mua và tăng trở lại. Sự xác nhận này không chỉ áp dụng cho giao dịch trong vùng cung cầu mà còn có thể được sử dụng trong nhiều chiến lược giao dịch khác.
Nam châm hút giá
Như đã nói vùng cung cầu cũng có thể được sử dụng để tìm cơ hội vào lệnh và thoát lệnh vì giá thường bị hấp dẫn đến các khu vực như vậy.
Trường hợp giá tăng trở lại và tiếp cận vùng cung. Khi giá đã đến vùng cung, một số nhà giao dịch với vị thế mua có thể sẽ thoát lệnh của họ và có thể phe bán sẽ vào cuộc dẫn đến một đợt bán tháo mới từ vùng cung.
Kết luận
Nếu bạn hiểu rõ và biết cách áp dụng vùng cung cầu một cách chính xác và hiệu quả thì có thể đem lại tiền năng lợi nhuận lớn. Tuy nhiên một số nhà giao dịch thích chờ đợi các tín hiệu xác nhận tại vùng cung cầu trước khi quyết định vào lệnh, trong khi những người thích đơn giản hóa tại vùng này. Bạn nên tìm kiếm và đánh dấu rõ ràng các vùng cầu trên biểu đồ, sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc nhận ra các cơ hội giao dịch.